Thứ tư, 11/05/2011 - 17:19
4 bước thu hút và giữ chân nhân tài
Thu hút được nhân tài luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu mà công tác quản trị nguồn nhân lực tại tất cả các doanh nghiệp nhắm đến. Tuy nhiên, liệu có phải một khi tuyển dụng được nhân tài rồi thì bạn có thể yên tâm “kê cao gối mà ngủ”? Hoàn toàn không! Nếu doanh nghiệp không biết cách giữ thì sớm muộn gì họ sẽ cũng ra đi và mọi việc sẽ trở lại vạch xuất phát.
Thu hút được nhân tài luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu
mà công tác quản trị nguồn nhân lực tại tất cả các doanh nghiệp nhắm
đến. Tuy nhiên, liệu có phải một khi tuyển dụng được nhân tài rồi thì
bạn có thể yên tâm “kê cao gối mà ngủ”? Hoàn toàn không! Nếu doanh
nghiệp không biết cách giữ thì sớm muộn gì họ sẽ cũng ra đi và mọi việc
sẽ trở lại vạch xuất phát.
Vậy làm cách nào để vừa thu hút được nhân tài, lại vừa giữ chân họ? Sau đây là quy trình 4 bước để làm việc này:
1. Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên mới
Bạn
cần xác định rõ phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên mới
trước khi bắt đầu tiến hành tuyển dụng. Việc này vừa giúp bạn tuyển
được nhân viên thật sự phù hợp với công việc, vừa làm cho công việc của
họ về sau này được thuận lợi hơn - một trong những yếu tố quan trọng
nhất để giữ chân họ.
2. Yêu cầu ứng viên mô tả chi tiết những thành tích cá nhân của họ
Trong
lúc phỏng vấn, bạn cần yêu cầu ứng viên mô tả thật chi tiết những thành
tích cá nhân họ đã đạt được. Sở dĩ phải nhấn mạnh điều này vì nhiều ứng
viên thường mô tả thành tích theo kiểu “Chúng tôi đã từng làm việc này,
chúng tôi từng đạt thành tích kia”. Có thể họ không có ý lừa dối bạn,
nhưng nếu bạn cứ để họ trả lời theo cách như thế thì bạn sẽ không thể
nào xét đoán được năng lực cá nhân của họ. Vì thế, hãy nói rõ yêu cầu
của bạn và nhắc ứng viên ngay khi họ bắt đầu lạc đề. T rong trường hợp
ứng viên hoàn toàn không thể mô tả chi tiết thành tích cá nhân của
mình, bạn có lý do để nghi ngờ những thành tích họ đề cập là của tập
thể còn họ thì chỉ đóng một vai trò khiêm tốn trong đó.
3. Hãy quan tâm đến ứng viên một cách chân thành
Khi
phỏng vấn, bạn đừng vội vàng “khoe” những thành tựu công ty của bạn đã
đạt được hay đề cập đến vấn đề tài chính mà hãy dành nhiều thời gian để
tìm hiểu về những nhu cầu, mục tiêu và hoài bão của ứng viên. Sau đó,
bạn hãy lắng nghe thật chăm chú câu trả lời của họ, thỉnh thoảng lại
nhắc lại những ý họ trình bày bằng ngôn từ của bạn để cho họ thấy bạn
hiểu rõ điều họ nói, hoặc hỏi họ một vài câu để làm rõ ý hơn. Những
việc này có vẻ đơn giản nhưng không phải nhà tuyển dụng nào cũng coi
trọng chúng. Vì thế, nếu bạn làm được thì ứng viên sẽ nhớ mãi bạn. Sự
quan tâm chân thành của bạn sẽ không những giúp bạn tuyển dụng được
nhân tài mà còn giữ chân họ về sau này.
4. Sếp giỏi - “Vũ khí” giữ chân nhân tài hiệu quả nhất
Nhân
tài thì doanh nghiệp nào cũng cần. Vì thế, điều làm người tài băn khoăn
nhất không phải là tìm được việc làm, mà là có tìm được một doanh
nghiệp và một vị sếp thật sự mong muốn giúp họ phát triển năng lực cá
nhân và đạt đến đỉnh cao sự nghiệp hay không. Nói cách khác, nhân tài
luôn khao khát có được những vị sếp giỏi, những người họ có thể nể
trọng và tin tưởng. Vì thế, muốn giữ chân nhân viên giỏi thì trước tiên
bạn phải giữ chân được những nhà quản lý tài năng. Cách tốt nhất để làm
việc này chính là xây dựng một môi trường làm việc thật thân thiện
trong doanh nghiệp với chế độ lương, thưởng, phúc lợi công bằng và hợp
lý cũng như sự quan tâm chân thành của lãnh đạo đến người lao động.
Số lần đọc:
15712